Bộ lọc gió động cơ ôtô tại nhà thường rất nhiều bụi bẩn, và là nguyên nhân khiến cho luồng không khí vào buồng đốt giảm, dẫn đến tiêu hao nhiều nhiên liệu.
Vì thế, bạn nên lên một kế hoạch làm vệ sinh bộ lọc gió, giúp cho nó hoạt động mượt mà hơn, ít hỏng hóc hơn. Trong bài viết hôm nay Vận Tải Trung Dương sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh bộ lọc gió ô tô ngay tại nhà mà ai ai đều cũng có thể làm được.
Tình Trạng Của Bộ Lọc Gió Ô Tô Lâu Ngày Không Vệ Sinh
Làm cho công suất động cơ giảm đi: Khi bộ lọc gió bị bám bẩn, gió không lưu thông vào trong động cơ giảm. Điều này sẽ khiến cho lượng nhiên liệu hòa khí bị đốt giảm đi rất nhiều, dẫn đến công suất sinh ra cũng yếu đi nhiều.
Làm cho ô tô mau hết xăng và nóng máy nhanh: Tình trạng giảm công xuất, người lái tăng ga lớn và tạo ra công suất mạnh và duy trì với tốc độ cao, ổn định. Khi đó nhiên liệu được nạp vào xy lanh nhiều hơn và dễ gây ra tình trạng hao xăng và nóng máy.
Dấu Hiệu Nhận Biết Cần Bộ Thay Lọc Gió
Các bạn nên đi bảo dưỡng định kỳ xe, trong đó người ta sẽ kiểm tra vệ sinh và thay bộ lọc gió điều hòa ô tô. Tuy nhiên, việc này thường phụ thuộc vào tình trạng hay nói cách khác là mức độ sử dụng của bạn, cũng như loại xe nào nữa.
Một số dấu hiệu sau đây để nhận biết tình trạng cần thay bộ lọc gió
- Hao xăng và dễ nóng máy khi đi đoạn đường ngắn
- Điều hòa trong xe ít mát hoặc không má, hay nóng máy.
- Trong quá trình vận hành động cơ hay tắt máy, máy nặng, cần phải tăng ga để chạy nhanh hơn.
Xem thêm: Nên Rửa Động Cơ Xe Ô Tô Hay Không
Cách Vệ Sinh Bộ Lọc Gió Động Cơ ÔTô Đơn Giản Tại Nhà
Bạn không cần đến gara để thực hiện các yêu cầu dưới đây và bạn hoàn toàn có thể tự làm và thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định vị trí bộ lọc gió động cơ
- Hãy mở nắp ca-pô xe lên và xác đinh vị trí bộ phận lọc gió của động cơ xe.
- Thường nó sẽ nằm ở giữa khoang máy và cũng tùy loại xe mà nó nằm ở vị trí khác nhau.
- Có hình dạng Vuông hoặc Tròn, được làm bằng nhựa.
Bước 2: Tháo lọc gió
- Tùy theo mỗi loại lọc gió hay cấu tạo của lọc gió mà bạn sử dụng đồ mở cờ lê 10 hoặc 12 để tháo các đai ốc và gỡ các tai cài ra ngoài.
- Mở xong bạn cẩn thận nhấc nhẹ lọc gió lên và bỏ ra ngoài.
Bước 3: Vệ sinh lọc gió
- Bạn dùng vòi xịt hơi, xịt từ trong ra ngoài của các tấm lọc.
- Một số lưu ý: Không được giặt hay dính nước, dầu mỡ, không được sử dụng vật nhọn để làm sạch, vì nó dễ gây ra tình trạng bị thủng lớp vải và không sử dụng được nữa.
Bước 4: Lắp lọc gió trở lại
- Bạn lắp bộ lọc gió và theo đúng thứ tự ngược lại.
- Hãy đảm bảo rằng bộ lọc gió của bạn đã đúng khớp và đường viền cao su.
- Kiểm tra sự hoạt động của lọc gió bằng cách ” lên ga lớn “.
Kết Luận
Chúng tôi hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ biết được khi nào cần thay và sữa chữa bộ lộc động cơ ôtô để đảm bảo được động cơ xe của các bạn được vận hành tốt nhất.