Khám Phá Khu Du Lịch Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Khám Phá Khu Du Lịch Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu lịch sử – văn hóa của các địa phương, Tháp bà Ponagar sẽ là một điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Nha Trang, Khánh Hòa mùa hè này.

THÁP BÀ PONAGAR

Nha Trang được biết đến là thành phố du lịch biển thuộc hàng “siêu sao” tại Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, Nha Trang còn lưu giữ nhiều điểm đến lịch sử – văn hoá, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến chính là Tháp bà Ponagar.

Vì vậy, trong bài viết này Vận Tải Dương Trung sẽ giới thiệu đến các bạn về khu du lịch tháp Bà Ponagar Nha Trang được nhiều khách du lích chọn nơi đây là điểm đến không thể thiếu khi du lịch thành phố biển xinh đẹp này.

Giới Thiệu Chung Về Tháp bà Ponagar Nha Trang

Vị trí

Tháp bà Ponagar hay còn được gọi với cái tên khác là khu di tích lịch sử Tháp bà Nha Trang, tọa lạc trên con đường 2 tháng 4 Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa. Địa điểm du lịch Nha Trang này cách trung tâm thành phố biển khoảng 2km về hướng Bắc.

  • Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00.
  • Giá vé tham quan: 21.000 VND/lượt.

Khu di tích lịch sử Tháp bà Ponagar nằm trên khu đồi cao khoảng 10m, nhìn ra sông Cái. Bên cạnh giá trị về lịch sử – văn hóa, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cũng mang lại cho khách du lịch một trải nghiệm thú vị khi có dịp đến thăm địa điểm này.

Lịch sử hình thành và các sự tích của Tháp bà Ponagar

Lịch sử hình thành của Tháp bà Ponagar bắt đầu từ khoảng hơn 10 thế kỷ trước. Đây là công trình nổi bật cho kiến trúc Chăm Pa cổ xưa, gắn liền với truyền thuyết về nữ thần Po Nagar Dara.

Trong tiếng Chăm, Ponagar có nghĩa là “mẹ xứ sở”. Điều này thể hiện sự tôn kính và biết ơn của người dân đối với vị nữ thần này.

Giới Thiệu Chung Về Tháp bà Ponagar Nha Trang

Theo truyền thuyết, Nữ vương Po Ina Nagar, hay còn gọi là Yang Po Nagar, được tạo nên mây trời và bọt biển. Bà là người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối, lúa gạo và đã dạy người dân nơi đây biết kéo sợi, dệt vải, giúp cho cuộc sống của họ ấm no hơn.

Chính vì thế, Tháp bà Ponagar là công trình mang ý nghĩa tín ngưỡng vô cùng quan trọng với người Chăm khu vực Khánh Hoà, đồng thời cũng là một di tích lịch sử góp phần vào sự phát triển du lịch của thành phố Nha Trang.

Tổng Thể Kiến Trúc Của Tháp PoNagar

Tháp Bà Ponagar Nha Trang là quần thể kiến trúc Chăm Pa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tất cả được chia ra thành 3 mặt bằng: Khu vực Tháp Cổng, Mandapa (khu tiền đình) và cuối cùng là khu đền tháp. Và do trải qua biến động của lịch sử và thời gian. Hiện nay, tháp bà chỉ còn lại 5 công trình kiến trúc tập trung ở Mandapa và Đền Tháp ở trên.

Mandapa (Khu Tiền Đình)

Là nơi bạn nhìn từ cổng chính hướng thẳng lên, nếu bạn đi trên đường 2/4 bạn cũng dễ dàng thấy được. Tổng thể kiến trúc có niên đại ở thế kỷ XI đều xây bằng gạch nung gồm 4 hàng cột lớn. Trong đó: có 12 cột nhỏ bên ngoài hình bát giác, 10 cột lớn phía trong.

Để lên dâng hương cho mẹ xứ sở bạn phải trải qua những bậc tam cấp rất dốc. Có khi tay phải bám sát vào những viên đá phía trên để không ngã ra sau mới có thể đi được.

Người xưa quan niệm rằng, để gặp được nữ thần, bạn phải vượt qua thử thách mới có thể gặp được Bà. Đó là sự tôn kính đối với vị thần của trời biển.

Kiến Trúc Của Tháp PoNagar

Khu đền tháp

Theo những di tích để lại thì khu đền tháp có tổng cộng là 6 Kalan. Kalan theo tiếng Chăm Pa là đền/tháp. Đang hiện hữu còn 4 Tháp, 2 tháp phía sau đã bị hủy và chỉ còn lại nền móng.

Các tháp đều được xây dựng một kiểu giống nhau, chỉ khác về kích thước và độ rộng. Được xây dựng theo bình đồ hình vuông. Từ chân thẳng tắp đến gần đỉnh tháp, vị trí trên cùng được thiết kế theo kiểu hình chóp nón.

Mỗi tháp đều có 4 cửa hướng ra Đông, Tây, Nam, Bắc. Nhưng chỉ có cửa Đông được mở cho khách hành hương và kéo dài đến tiền sảnh. 3 cửa còn lại tạo hình như cửa giả.

Bia Ký

Bia ký cổ Chămpa tại Tháp Bà Pô Nagar có giá trị rất lớn đối với các nhà nghiên cứu cho văn hóa, tôn giáo và lịch sử của vương quốc Chăm Pa. Hiện nay, theo tài liệu được biết ở tháp bà Ponagar có 28 đơn vị minh văn; trong số đó có một số bia chưa thể dịch nội dung.

Phía sau Tháp chính có tấm bia do Phan Thanh Giản – một vị quan Thượng thư bộ Lễ dưới triều Nguyễn ghi chép, biên soạn và cho khắc vào năm 1856 (triều vua Tự Đức). Bằng chữ Hán – Nôm nói về truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt.

Lễ Hội Tháp Bà Và Điệu Múa Bóng Huyền Thoại

Không những mang ý nghĩa tâm linh cho người Chăm Pa mà lễ hội tháp bà Ponagar cũng là ngày lễ lớn của tín dân Khánh Hòa. Hằng năm cứ đến ngày 20-23 tháng 3 âm lịch, lễ hội tháp bà được diễn ra rất long trọng. Người người dân hương, dâng hoa, dâng lễ vật để cầu mong dân chúng Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung được ấm no, hạnh phúc và cầu xin mưa thuận gió hòa.

Đặc biệt với màn múa bóng điêu luyện của các cô gái trẻ, đầu đội lễ vật, người hoa tươi, người đèn lồng ngũ sắc. Các cô gái mặc những bộ áo xiêm rực rỡ, mới nhất, xiêm y của người Chăm Pa và ngã nghiêng, uốn lượn theo điệu nhạc. Điệu múa bóng là đặc trưng của người Chăm, chỉ múa dâng lên mẹ (Bà Thiên Y) mỗi khi dịp lễ.

Lễ Hội Tháp Bà Và Điệu Múa Bóng Huyền Thoại

Ngoài múa bóng, lễ hội còn được diễn ra với các nghi thức:

  • Lễ thay y: diễn ra vào ngày 20/3 đúng giờ Ngọ 12h trưa.
  • Lễ thả hoa đăng: diễn ra vào lúc 19h – 21h ngày 20/3.
  • Lễ cầu quốc thái dân an: diễn ra lúc 6h – 8h ngày 21/3
  • Lễ cúng ngọ, cúng thí thực: diễn ra lúc 12h – 12h30 ngày 21/3
  • Tế lễ cổ truyền: diễn ra lúc 6h – 8h ngày 23/3
  • Lễ Tôn Vương, lễ Khai Diên: diễn ra lúc 6h – 9h ngày 23/3
  • Lễ Dâng Hương tạ mẫu: diễn ra lúc 23h – 24h ngày 23/3
  • Múa bóng và hát văn: diễn ra trong tất cả các ngày lễ hội.
  • Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu: diễn ra lúc 10h – 15h ngày 23/3.

Giá vé tháp bà Ponagar: 22.000đ/khách/lượt

Giờ mở cửa: 8h00 – 18h00.

Trải Nghiệm Di Tích Lịch Sử Tháp bà Ponagar Nha Trang

Tháp bà Ponagar Nha Trang Khánh Hòa hiện là quần thể kiến trúc Chăm Pa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Vì vậy, bạn có thể yên tâm rằng mình sẽ có một chuyến tham quan xứng đáng khi đến với địa điểm này.

Tham quan quần thể kiến trúc độc đáo

Quần thể kiến trúc Tháp bà Ponagar được chia thành 3 khu vực: Khu tháp cổng, Khu tiền đình và Khu đền tháp.

Mặc dù các khu vực đã bị tổn hại theo thời gian, nhưng bạn vẫn có thể quan sát tổng thể sự hoành tráng của quần thể tháp và cảm nhận được rõ nhất lịch sử hào hùng của thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ.

Bên cạnh 3 khu vực chính, bạn có thể chiêm ngưỡng các bia ký cổ Chăm Pa tại Tháp bà Ponagar. Những bia ký này có giá trị lớn trong việc nghiên cứu văn hoá và lịch sử của vương quốc Chăm Pa xưa kia.

Chụp hình tại khu quần thể tháp

Chụp những bộ hình lưu niệm là điều không thể thiếu khi du lịch đến bất cứ địa điểm nào. Tại Tháp bà Ponagar, bạn cũng có thể lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ của mình trong một khung cảnh đặc biệt.

Tuy nhiên, khi tham quan những khu di tích lịch sử – tôn giáo như Tháp bà Ponagar, bạn nên chú ý mặc trang phục kín đáo để tôn trọng sự trang nghiêm của khu vực này.

Trải Nghiệm Di Tích Lịch Sử Của Tháp

Thưởng thức múa Chăm

Đây cũng là một hoạt động đặc trưng tại Tháp bà Ponagar. Bạn sẽ được thưởng thức những điệu múa và màn biểu diễn nhạc cụ truyền thống của người Chăm vô cùng đặc sắc.

Hoạt động này thường được tổ chức vào buổi chiều mỗi ngày. Vì vậy nếu muốn thưởng thức múa Chăm bạn hãy sắp xếp thời gian để đến thăm Tháp bà Ponagar vào buổi chiều nhé.

Một Số Lưu Ý Khi Tham Quan Tháp bà Ponagar

  • Bậc tam cấp để dâng hương lên Mẹ Xứ Sở khá dốc. Vì thế nếu có ý định đến dâng hương bạn nên mang giày thật vững và cẩn thận khi di chuyển.
  • Quần thể Tháp bà là nơi linh thiêng nên bạn nên chú ý không xả rác hay nói những lời không hay về mẹ xứ sở.
  • Nếu vào điện thắp hương thì bạn không được mặc váy hở vai, áo dây, quần đùi, váy cao trên gối, không đeo kính hay đội mũ. Nếu lỡ mang đồ ngắn thì bạn có thể mượn áo lam miễn phí tại khu vực cửa vào.

Kết Luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tháp bà Ponagar Nha Trang được chúng tôi giới thiệu một cách chi tiết để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như vẻ đẹp lịch sử của người dân Việt Nam. Hi vọng qua bài viết này tháp bà là điểm đến của các bạn trong một chuyến du lịch đến thành phố biển này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *